31 thg 5, 2009

31 mỹ nhân nổi tiếng Trung Quốc




1- Trầm Ngư( Tây Thi)



Thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc, Việt quốc có 1 cô gái giặt áo, ngũ quan đoan chính, phấn diện đào hoa, tướng mạo hơn người. Khi cô giặt áo bên bờ sông, bóng cô soi trên mặt nước sông trong suốt làm cô thêm xinh đẹp. Cá nhìn thấy ảnh cô, say mê đến quên cả bơi, dần dần lặn xuống đáy sông. Từ đó,người trong vùng xưng tụng cô là “Trầm Ngư”.







2- Điêu Thuyền

Điêu Thuyền bái nguyệt ở hậu hoa viên của Tư Đồ Vương Doãn, đại thần của Hán Hiến Đế thời Tam Quốc, đột nhiên có một cơn gió nhẹ thổi đến, một vầng mây trôi che khuất mặt trăng. Đúng lúc đó, Vương Doãn bước ra nhìn thấy. Để khen con gái nuôi mình xinh đẹp như thế nào, Vương Doãn thường nói với mọi người rằng con gái mình đẹp đến nổi trăng sáng nhìn thấy cũng phải trốn vào sau lưng mây. Vì vậy, Điêu Thuyền được mọi người xưng tụng là “Bế Nguyệt”.







3- Vương Chiêu Quân



Thời Hán Nguyên Đế tại vị, nam bắc giao binh, vùng biên giới không được yên ổn. Hán Nguyên Đến vì an phủ Hung Nô phía bắc, tuyển Chiêu Quân kết duyên với thiền vu Hô Hàn Tà để lưỡng quốc bảo trì hoà hảo vĩnh viễn. Trong một ngày thu cao khí sảng, Chiêu Quân cáo biệt cố thổ, đăng trình về phương bắc. Trên đường đi, tiếng ngựa hí chim hót như xé nát tâm can của nàng; cảm giác bi thương thảm thiết khiến tim nàng thổn thức. Nàng ngồi trên xe ngựa gảy đàn, tấu lên khúc biệt ly bi tráng. Nhạn bay về phương nam nghe thấy tiếng đàn, nhìn thấy thiếu nữ mỹ lệ trên xe ngựa, quên cả vỗ cánh và rơi xuống đất. Từ đó, Chiêu Quân được gọi là “Lạc Nhạn”.







4- Dương Quý Phi

Đường Triều Khai Nguyên niên, có một thiếu nữ tên gọi Dương Ngọc Hoàn được tuyển vào cung. Sau khi vào cung, Ngọc Hoàn tư niệm cố hương. Ngày kia, nàng đến hoa viên thưởng hoa giải buồn, nhìn thấy hoa Mẫu Đơn, Nguyệt Quý nở rộ, nghĩ rằng mình bị nhốt trong cung, uổng phí thanh xuân, lòng không kềm được, buông lời than thở : “Hoa a, hoa a ! Ngươi mỗi năm mỗi tuổi đều có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy ?”. Lời chưa dứt lệ đã tuông rơi, nàng vừa sờ vào hoa, hoa chợt thu mình, lá xanh cuộn lại. Nào ngờ, nàng sờ phải là loại Hàm Xú Thảo (cây mắc cỡ). Lúc này, có một cung nga nhìn thấy, người cung nga đó đi đâu cũng nói cho người khác nghe việc ấy. Từ đó, mọi người gọi Dương Ngọc Hoàn là “Hoa Nhượng”.







5- Trác Văn Quân

gì gì đó của Tư Mã Tương Như thời Hán, mối tình của Trác Văn Quân và Tư Mã Tương Như chính là nội dung của tiểu thuyết diễm tình (ngày xưa bị coi là dâm thư) Tây Sương Kí nổi tiếng trong Văn học Trung Quốc







6. Ban Chiêu



Em gái của Ban Cố, Ban Siêu. Ban Cố soạn Hán Thư, bộ sử nối tiếp Sử Ký của Tư Mã Thiên, Hán Thư chưa kịp hoàn thành thì Ban Cố bị Lạc Dương Lệnh hãm hại mà chết, Ban Chiêu giúp anh hoàn tất phần “Thiên Văn Chí” trong Hán Thư.







7. Thái Diễm

Tức Thái Vãn Cõ, con gái của quan Nghị Lang Thái Ung thời Ðông Hán







8. Tạ Đạo Uẩn

Cháu gái Tạ An, người xuất hiện trong điển “Vịnh Nhứ Tài”. Tác phẩm tiêu biểu : “Đăng Sơn”

Nga nga đông nhạc cao,

Tú cực xung thanh thiên.

Nham trung gian hư vũ,

Tịch mịch u dĩ huyền.

Phi công phục khí tượng,

Vân cấu thành tự nhiên.

Khí tượng nhĩ hà nhiên ?

Toại lệnh ngã lâu thiên.

Thệ tướng trạch tư vũ,

Khả dĩ tận thiên niên.







9. Võ Tắc Thiên



Nữ hoàng Võ Tắc Thiên đại đế (624 – 705), cổ vãng kim lai duy chỉ có 1 người này. Võ Tắc Thiên là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Cũng có các tiểu nữ hoàng khác từng ngồi trên bảo tọa của hoàng đế, nhưng các quan điểm hiện nay chỉ xem Võ Tắc Thiên là nữ hoàng duy nhất, bởi vì bà lên ngôi hoàng đế bằng chính thực lực của bản thân, không phải là tượng gỗ nghe theo sự điều khiển của kẻ khác







10. Thượng Quan Uyển Nhi



Cháu gái Thượng Quan Nghị, hiệu xưng là Cân Quốc Thủ Tướng đầu tiên. Thời Đường Cao Tông, cháu gái tể tướng Thượng Quan Nghị là Thượng Quan Uyển Nhi, thông thuộc thi thư, không những biết ngâm thơ viết văn mà còn hiểu biết chuyện xưa nay, thông minh mẫn tiệp dị thường.




 11-Ban Tiệp Dư



Ban Tiệp Dư là con nhà danh môn, còn trẻ đã học thành tài, thời Hán Thành Đế được lập làm Tiệp Dư. Chị em Triệu Phi Yến sau khi đắc sủng, ganh ghét tài năng phẩm hạnh của Ban Tiệp Dư, Ban Tiệp Dư ngày đêm lo sợ nên xin theo hầu thái hậu ở cung Trường Tín. Có thể bài “Đoàn Phiến Thi” được sáng tác tại cung Trường Tín, bài thơ nhỏ này dùng từ thái mới mẻ, tình như ai oán, biểu hiện thật ủy uyển hàm súc, có một loại khí độ oán mà không giận.







12. Chân Hoàng Hậu

Sau khi Tào Phi xưng đế, sủng hạnh Quách hoàng hậu, Quách hậu cậy đắc sủng nên gièm pha Chân hoàng hậu, từ đó Chân hoàn hậu thất sủng. Sau khi bị vua bỏ lơ không nói đến, từ “Đường Thượng Hành” có thể đọc thấy được lòng tương tư cực chí của một người vợ đối với trượng phu, một lòng thâm tình vô hối. Sự chờ đợi của Chân hoàng hậu đáng thương cuối cùng chỉ là một tờ giấy chết của Tào Phi. Thậm chí sau khi chết, thi thể phải lấy tóc che mặt, lấy trấu lấp miệng, chịu nỗi khổ vũ nhục và lăng ngược.



Đường Thượng Hành

Bồ sinh ngã trì trung, kỳ diệp hà li li.

Bàng năng hành nhân nghĩa, mạc nhược tiếp tự tri.

Chúng khẩu thước hoàng kim, sử quân sinh biệt li.

Niệm quân khứ ngã thời, độc sầu thường khổ bi.

Tưởng kiến quân nhan sắc, cảm kết thương tâm ti.

Niệm quân thường khổ bi, dạ dạ bất năng mị.







13. Hoa Nhị Phu Nhân



Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn từng ngưỡng mộ tài danh của Hoa Nhị Phu Nhân. Hoa Nhị Phu Nhân là Phí Quý Phi của Hậu Thục Hậu Chủ - Mạnh Xưởng, xuất thân là 1 ca kỹ ở Thanh Thành (nay ở phía Đông Nam thành phố Giang Yển). Tương truyền “Hoa Nhị Phu Nhân Cung Từ” có hơn 100 biến, trong đó thật ra chỉ có hơn 90 biến. Khi Tống diệt Hậu Thục, chỉ dùng có 1 vạn quân, 14 vạn quân Hậu Thục không chiến mà hàng, Hoa Nhị Phu Nhân theo Mạnh Xưởng lưu vong về phương bắc, đêm nghỉ ở Gia Minh dịch trạm, cảm hoài nỗi buồn nước mất nhà tan, đề lên vách quán bài “Thái Tang Tử”. Nhưng vì quân kỵ thôi thúc nên bị mất hết một nửa, cứ viết được 1 chữ lại rơi lệ.



Thái Tang Tử

Sơ li thục đạo tâm tướng toái,

Li hận miên miên.

Xuân nhật như niên,

Mã thượng thời thời văn đỗ quyên.







14. Hầu Phu Nhân





Tùy Dạng Ðế Dương Quảng tại vị, quảng cáo cao lâu, bắt hàng ngàn thiên hạ mỹ nữ nhốt vào trong ðó, Hầu Phu Nhân chính là 1 trong số hàng ngàn cung nữ đó mà suốt cả cuộc đời cũng chưa hề gặp được Tùy Dạng Ðế, cuối cùng tự ải mà chết.







15. Tiết Đào



Nữ thi nhân thời Đường, người gọi là Nữ Hiệu Thư, từng xướng họa cùng thi nhân nổi tiếng đương thời Nguyên Trẩn, thực lực không thua kém. Tác phẩm tiêu biểu : Ngô Đồng Thi (làm khi mới 8 tuổi)



Đình trừ nhất cổ đồng,

Tủng cán nhập vân trung,

Chi nghênh nam bắc điểu,

Diệp tống vãng lai phong.



Tiết Đào (770-832), tự Hồng Độ. Cha Tiết Vân là một viên tiểu lại ở kinh đô, sau loạn An Sử dời đến ở Thành Đô, Tiết Đào sinh vào năm thứ 3 Đại Lịch thời Đường Đại Tông. Lúc còn nhỏ đã thể hiện rõ thiên phú hơn người, 8 tuổi đã có thể làm thơ, cha từng ra đề “Vịnh Ngô Đồng”, ngâm được 2 câu “Đình trừ nhất cổ đồng, tủng cán nhập vân trung”; Tiết Đào ứng thanh đối ngay : “Chi nghênh nam bắc điểu, diệp tống vãng lai phong”. Câu đối của Tiết Đào như dự đoán trước mệnh vận cả đời của nàng. Lúc 14 tuổi, Tiết Vân qua đời, Tiết Đào cùng mẹ là Bùi Thị nương tựa nhau mà sống. Vì sinh kế, Tiết Đào bằng dung mạo và tài năng hơn người tinh thi văn, thông âm luật của mình bắt đầu đến các nơi ăn chơi hoan lạc, rót rượu, phú thi, đàn xướng hầu khách nên bị gọi là “Thi Kỹ”.



Thời Đường Đức Tông, triều đình mời Trung thư lệnh Vĩ Cao làm Tiết độ sứ Kiếm Nam, thống lược Tây Nam, Vĩ Cao là một quan viên nho nhã cũng có tài thơ văn, ông nghe nói về tài năng xuất chúng của Tiết Đào mà còn là hậu nhân của quan chức triều đình, liền phá lệ mời nàng dùng thân phận nhạc kỹ đến Soái Phủ đãi yến phú thi, Tiết Đào trở thành Doanh Kỹ nổi tiếng ở Thành Đô (Nhạc kỹ chính thường được mời đến các cuộc vui chơi của võ quan trấn thủ các nơi). Sau 1 năm, Vĩ Cao mến tài Tiết Đào, chuẩn bị tấu xin triều đình để Tiết Đào đảm nhiệm quan chức Hiệu Thư Lang, tuy chưa kịp thực hiện nhưng danh hiệu “Nữ Hiệu Thư” đã không kính mà đến, đồng thời Tiết Đào cũng được gọi là “Phụ Mi Tài Tử”. Về sau, Vĩ Cao vì trấn thủ biên cương có công nên được phong làm Nam Khang Quận Vương, rời khỏi Thành Đô. Lý Đức Dụ tiếp nhiệm Kiếm Nam Tiết Độ Sứ cũng rất ngưỡng mộ tài năng của Tiết Đào. Trong suốt cuộc đời của Tiết Đào, Kiếm Nam Tiết Độ Sứ tổng cộng có 11 người thay phiên đảm nhiệm, người nào cũng vô cùng thanh lãi và kính trọng nàng, địa vị của nàng đã vượt xa một tuyệt sắc hồng kỹ tầm thường







16.Chu Thục Chân

Nữ từ nhân nổi tiếng thời Đường, hiệu xưng U Thê Cư Sĩ, được biết là một tài nữ người ở Tiền Đường thời Tống, thi từ đều giỏi, đương thời chỉ có nàng mới xứng tề danh với Lý Thanh Chiếu. Tác phẩm tiêu biểu có “Đoạn Trường Tập” và “Đoạn Trường Từ” được lưu truyền, nổi tiếng nhất là “Điệp Luyến Hoa”.



Chu Thục Chân có cuộc đời khá u sầu. Nguyên nàng có một ý trung nhân lý tưởng, cũng là người tài hoa mà nàng tự quen biết. Nhưng phụ mẫu không cho phép nàng kết hôn với ý trung nhân của mình, mà gả nàng cho 1 thương nhân. Chồng nàng là người chỉ biết kiếm tiền, đối với thi từ và tranh vẽ của nàng đều không có hứng thú, vì vậy mà cuộc sống của nàng lúc nào cũng đầy u sầu và tẻ nhạt.







17.Quách Ái



Vì sự ích kỷ của các đời đế vương, quảng thúc mỹ nữ, nhốt trong hậu cung đã làm hại thanh xuân, hạnh phúc và tính mệnh của biết bao thiếu nữ. Nếu có kiếp sau, chắc chắn họ sẽ hy vọng được gả vào một nhà bình thường, trên còn phụ mẫu, dưới có nhi nữ, họ cũng cam tâm tình nguyện đắm chìm trong ngọn lửa yêu thương của thê chức mẫu chức trên nhân gian, tháng năm dần qua cho đến một ngày kia họ lạc hạ hoàng tuyền, tức là kiếp này đã dứt.







18.Liễu Như



Tài nữ nổi tiếng thời Đường, đứng đầu Tần Hoài Bát Diễm, từng chiết chiêu võ công với 2 thi nhân nổi tiếng đương thời là Trần Tử Long, Tiền Khiêm Ích ; làm rạng danh quần thư, không nhượng phe tu mi.







19.Lý Sư Sư



Tư ái của Tống Huy Tông (bồ nhí).

(NM: Rất nổi tiếng trong tác phẩm Thủy Hử. Nghe đâu là người iu của Lãng Tử Yến Thanh )







20.Trần Viên Viên



Trần Viên Viên là mỹ nhân đã gián tiếp khiến giang sơn Trung Hoa rơi vào tay giặc Thát từ quan ngoại.

Nghe nói do Ngô Tam Quế hận không lấy được nàng, đã dẫn quân Thanh vào cửa quan, để dành lại người đẹp. Vì vậy không phải do nàng trực tiếp gây ra cảnh sinh linh đồ thán đó, nhưng vẫn bị người của mấy đời sau phỉ nhổ




21. Lý Thanh Chiếu



Lý Thanh Chiếu, hiệu “Dịch An Cư Sĩ”, người Sơn Đông - Lịch Thành thời Tống (nay là Sơn Đông - Tế Nam). Cha là Lý Cách Phi, làm quan đến Lễ Bộ Viên Ngoại Lang, một người học vấn uyên bác. Mẹ là Vương Thị, cũng là một người biết thơ văn. Lý Thanh Chiếu được cha dạy ngâm thơ, viết từ và tản văn từ nhỏ. 18 tuổi được gả cho Triệu Minh Thành, cũng là một người có học vấn. 2 vợ chồng cùng sinh hoạt, cùng học tập, cuộc sống rất tình thú. Khi quân Kim diệt Tống, vợ chồng Lý Thanh Chiếu chạy xuống phương nam lánh nạn. Năm 1129, Triệu Minh Thành được phái đến Hồ Châu nhậm chức, đi đến Kiến Khang thì qua đời, Lý Thanh Chiếu phải bôn ba đến Chiết Giang nương nhờ em trai là Lý Kháng. Về sau cùng với Lý Kháng phiêu bạc qua Việt Châu, Đài Châu, Hàng Châu và Kim Hoa.

Sinh đang tác nhân kiệt, tử diệc vi quỷ hùng.

Chí kim tư Hạng Vũ, bất khẳng quá Giang Đông.







22. Tả Phấn



Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm nghe tiếng em gái thi nhân Tả Tư là Tả Phấn có tài năng hơn người nên lập tức tuyển vào cung, Tả Phấn vì tài đức siêu quần nên ngày ngày được đế vương cùng quần thần tán thưởng, được phong làm người coi giữ hậu cung. Hiềm nổi ngư sắc hoang đường Tư Mã Viêm là một trong số các đế vương vô sỉ vô vi của lịch sử, Tả Phấn được phong là Quý Phi, bất quá là do Tư Mã Viêm vì cái hư danh trọng hiền đãi sĩ, trong “Tấn Thư” gọi Tả Phấn là “Tư lậu thể luy, thường cư bạc thất” (thân thể gầy yếu, ở nhà đạm bạc). “Trác Mộc Thi” là tác phẩm mà trong đó, Tả Phấn tả lại cuộc sống đạm bạc của mình.







23.Hoàng Nga, quên mất tiểu sử rồi







24. Không nhớ tên, ai nhớ bổ xung nha



Nổi tiếng khắp thiên hạ vì mái tóc đen và đẹp.









25.Lý Huyền Cõ







26. Ðổng Ngạc Phi

Người thân yêu nhất của Thuận Trị Ðế, cái chết của bà đến nay vẫn là một kì án của triều Đại Thanh ko có lời giải đáp. Sau khi bà mất THuận Trị bỏ đi tu, để lại đất nước cho cậu bé Khang Hi và cũng mở ra một trong những trang sử huy hoàng nhất của Đại Thanh triều







27. Hồng Phất Nữ



Phong trần tam hiệp - Trương Hồng Phất, ái thê của Lý Tịnh, một cô gái thông minh và giản dị.







28.Chương Ðức Ðậu



Hán hoàng hậu







29.Ðặng Tuy



Hán Hoà Hy hoàng hậu







30. Lý Huong Quân







31. Triệu Phi Yến



Hán Thành Đế hoàng hậu. Giỏi ca múa, thân hình nhỏ gọn, nhẹ như chim yến, tương truyền có thể đứng trong lòng bàn tay mà múa nên gọi là “Phi Yến”. Nhập cung thời Thành Đế cùng với Tiệp Dư, sau được lập làm hoàng hậu. Khi Bình Đế tức vị, bị phế làm thứ dân, tự sát mà chết




 


Hì,, from http://diendan.musvn.com

12 nhận xét:

  1. Bộ sưu tập mĩ nhân này tuyệt quá, nhất là hình họa, quá đẹp...

    Trả lờiXóa
  2. -Trần Viên Viên : ban đầu là 1 danh kỹ,đc hòang hậu Sùng Trinh đưa vào cung hòng làm hòang đế mê mệt Trần Viên Viên,quên đi 1 bà phi.Nhưng Sùng Trinh vốn ko phải 1 người háo sắc,nên sau đó ban cho Bình Tây bá Ngô Tam Quế.Ngô Tam Quế đối với người thiếp này vô cùng yêu quý.Năm 1644,Sấm vương Lý Tự Thành đại phá Bắc Kinh,Sùng Trinh tự vẫn ở Môi Sơn,vốn đã muốn chiêu hàng Ngô Tam Quế.Ngô Tam Quế liền dẫn binh về kinh,định đầu hàng.Nào ngờ giữa đường nghe tin Sấm vương,lúc này đã là Đại Thuận hòang đế,đã cướp ái thiếp của mình.Ngô Tam Quế tức giận,bèn đầu hàng Đại Thanh;dẫn tới sự ra đời của hòang triều Đại Thanh (1644-1911).
    -Đổng Ngạc phi : tên thật Đổng Tiểu Uyển,nghe nói là do quân Thanh cướp của 1 người dân,nộp lên cho hòang đế.Hiếu Trang thái hậu ( mẹ của Thuận Trị) vốn có thành kiến với gái Hán nên bắt hòang đế phế Đổng Ngạc phi.Nhưng Thuận Trị trù trì không quyết.Có thuyết nói lúc ấy Thuận Trị có sư phụ là Ngọc Lâm đại sư,vốn đã làm khai đạo cho ông.Sau đó Đổng Ngạc phi qua đời ( cũng có người nói bà bị giết),Thuận Trị không lâu sau cũng băng hà vì bị đậu mùa.Nhưng không ai biết đc việc này có thật hay không;nhưng có người nói ông đã xuất gia ở Ngũ Đài sơn.Theo tôi,thuyết này ko hẳn vô căn cứ vì sau đó,các hòang đế,thái hậu nhà Thanh đều hay lên Ngũ Đài sơn cúng Phật.Đây cũng là 1 trong nghi án nhà Thanh (Thuận Trị xuất gia,Ung Chính giết cha,Cái chết của Ung Chính,Quang Tự bị Từ Hy thuốc chết)

    Trả lờiXóa
  3. nguoi hoi xua lam sao dep bang cac hoa hau nguoi mau bay gio .

    Trả lờiXóa
  4. Tran Vien Vien:Đẹp tới mức sư cũng phải hoàn tục:D
    Cleopart: Đẹp trên từng milimet vuông^_^

    Trả lờiXóa
  5. Tác gỉ truyện võ hiệp Kim Dung từng viết 4 tác phẩm có miêu tả trực tiếp hoặc gián tiếp 3 trong số mấy mĩ nhân trên : Trần Viên Viên-Bích huyết kiếm,Lộc Đỉnh ký;Tây Thi-Việt Nữ kiếm (gián tiếp miêu tả) và Đổng Ngạc phi - Lộc Đỉnh ký (ko miêu tả nàng mà chỉ đc nhắc tới khi miêu tả Thuận Trị)
    _Tây Thi : "Nàng ngưng lại ngắm dung mạo Tây Thi, sát khí trên mặt dần dần dịu xuống, biến thành nỗi thất vọng, buồn rầu, rồi biến thành nỗi lạ lùng, hâm mộ, sau cùng trở nên cung kính, lẩm bẩm:
    - Trong ... trong đời này, sao lại có người ... có người đẹp đến thế? Phạm Lãi, cô ấy còn đẹp hơn những gì ông mô tả."Nhân vật A Thanh ghen với Tây Thi,muốn giết nàng,nhưng vừa gặp nàng,lập tức sát khí tiêu tán hết,chỉ còn biết tự hổ thẹn nhan sắc của mình.
    _Trần Viên Viên : bản mới Bích Huyết Kiếm miêu tả khi Sấm quân trông thấy nàng,đa số đều nổi điên lên,có kẻ còn tự xé quần áo,có người chỉ mong đc nắm tay nàng một cái có chết cũng cam lòng.Còn trong LĐK miêu tả nàng khi đã ở tuổi trung niên
    "Người đàn bà này cỡ bốn mươi tuổi, mình mặc áo màu biếc lợt, cặp lông mày
    xinh như vẽ, nét mặt thanh tú không bút nào tả xiết.
    Suốt đời Vi Tiểu Bảo chưa từng thấy ai đẹp như nàng. Tay gã cầm chung trà,
    miệng há hốc ra không ngậm lại được, chân tay luống cuống.
    "
    Vi Tiểu Bảo là 1 gã "biết hàng"(nếu ko làm sao lấy đc 7 cô vợ đẹp như tiên?),Trần Viên Viên đã khiến y trở thành ngốc nghếch như thế,ắt cũng ko thể kém 7 cô vợ của y đc?(he he,:-D)

    Trả lờiXóa
  6. chú dicky này có vẻ am hiểu văn học TQ quá nhỉ,, hihi,, mấy phẩy sử VN hả em??mở ngoặc đơn tính điểm nào cao nhất ý

    Trả lờiXóa
  7. @anh 2+ : Cleopart là Ai Cập,đây là nói về Trung Hoa đó pác.Khìn!

    Trả lờiXóa
  8. @Dicky: cai dep ko co gioi han thoi gian va khong gian. Em ko den noi dot su lam dau:D
    Tam dac nhat chi tiet LDk mieu ta ve dep cua Tran vien vien. Khi muon gap thi phai deo mot cai cong cung hon thep. Minh nghi minh ma gap mot nguoi dep nhu Vien vien thi cong nao minh cung pha^_^

    Trả lờiXóa
  9. Hix,em chỉ thạo sử Trung Quốc tí thôi.Còn sử VN,thì...thôi,đừng nói thì hơn,nhắc đến thêm buồn!

    Trả lờiXóa
  10. ♥♥.:: Scorpio ::.♥♥lúc 05:47 31 tháng 5, 2009

    số 23, 24 hình như là Nga Hoàng và Nữ Anh... 2 người là vợ của 1 ông tướng quân (không nhớ tên), cùng ra trận sát địch với chồng đã lập nhiều chiến công cho triều đình......31 mỹ nhân của sis hay ghia áh! nhưng hình như còn thiếu một vài mỹ nhân nổi tiếng nữa áh như Bao Tự (Do tích vua U Vương nhà Chu say mê nàng Bao Tự nhưng chưa bao giờ thấy nàng cuời. U Vương ra lệnh ai làm cho nàng cười sẽ thưởng nghìn lạng vàng. Mỹ nhân nhất tiếu hoán thiên kim), nhưng ai cũng póa tay hít. Có 1 cận thần hiến kế đốt lửa trên các đài cao (hình như gọi là phong hỏa đài) để gạt các quân chư hầu - tưởng là giặc xâm lược - đưa quân tới cứu U Vương, ngờ đâu chỉ là trò lừa gạt mua vui cho Bao Tự, phải lủi thủi rút về. Bao Tự thấy vậy nở lên một nụ cười chua chát, khinh miệt các vương hầu đã bị gạt như trẻ nít, U Vương thấy vậy mừng rỡ thưởng hậu cho tên cận thần đó... Không ngờ sau này khi quân giặc đến xâm lược thực sự, vua truyền lệnh đốt Phong Hỏa Đài nhưng hông ai tới cứu hết, vì chư hầu nghĩ U Vương lại bày trò gạt gẫm mua vui cho người đẹp. Kết quả nước mất nhà tan, Bao Tự chết trong chiến loạn... cũng sau sự này nhân gian truyền tụng lại câu "Nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc"... thường gọi là "khuynh thành khuynh quốc".) Bài viết này của sis em thix ghia áh, muh mấy tấm hình đó sis biết ở đâu hông, cho em link héng ^^... aniwayz, thanx 4 ur sharing!

    Trả lờiXóa
  11. Excellent! I luv it! Thank you for sharing, Mai Huong ;-)

    Trả lờiXóa